Thứ Hai, 27 tháng 6, 2016

Cầu thang nhà phố

Hôm nay lan can cầu thang kính Hà Nội sẽ giới thiệu với các bạn một vài kiểu cầu thang nhà phố nhé!

Thang một đợt làm rộng diện tích sử dụng cho tầng trệt nhưng lại tốn diện tích cho các tầng trên vì phải tạo hành lang đi bên cạnh. Thang hai đợt diện tích chiếm đất ít nhất, nhưng các đợt dưới thường tối và bí. Thang ba đợt thông thoáng, giao thông tốt, kết hợp chiếu sáng nếu tum thang làm mái kính, mái nhựa trong, tốn diện tích nhất.

Cau thang bac xoay nha pho

Trong điều kiện đất rộng rãi, nên bố trí thang 3 đợt kết hợp làm khoảng không gian thông thoáng chung của cả ngôi nhà. Các bậc thang có thể bố trí chia đều cho mỗi đợt để tạo sự cân bằng, nhưng cũng có thể bố trí kiểu đợt nhiều đợt ít để tạo những chiếu nghỉ ở các vị trí đẹp.
Thang tròn tiết kiệm không gian hơn thang thẳng, thích hợp với những ngôi nhà (căn phòng) có diện tích hẹp. Thang tròn còn là một điểm nhấn tạo dáng đẹp cho công trình, thường hay sử dụng ngoài trời làm thang phụ dẫn lên tầng hai hoặc tầng thượng. Nhưng bất lợi của loại thang này là khó đi và khó mang vác đồ đạc. Thang tròn không nên sử dụng cho những trần nhà quá cao, thường chỉ thích hợp với độ cao dưới 3m, để đỡ có cảm giác chóng mặt khi đi lại. 

Cau thang kinh dang tru dai 1
Cau thang kinh dang tru dai 2
Sau khi đã quyết định được kiểu cầu thang, điều bạn cần làm tiếp theo là xác định tỷ lệ hài hòa trong các bậc thang, chiếu nghỉ... Những yếu tố này sẽ giúp bạn có được sự thoải mái khi di chuyển.
Mỗi đợt thang không được nhiều hơn 16 bậc vì nhiều bậc quá sẽ gây mỏi mệt cho người đi. Bậc cầu thang được coi là lý tưởng khi đạt chỉ số chiều sâu từ 25 đến 30 cm, chiều cao bậc từ 17 đến 18 cm. Các bậc thang đó hình thành độ dốc toàn bộ cầu thang trong vòng 20-30 độ. Độ cao bậc chỉ cần nâng lên một chút (19-20 cm) là người đi dễ cảm thấy mỏi mệt. Độ cao này tỷ lệ thuận với độ dốc toàn đợt thang gây nên tâm lý ngại ngần không muốn trèo. Lý do hiện nay một số ngôi nhà có cầu thang hẹp, cao, dốc, chật chội... là do nhiều người thường thích trần cao, tầng một trung bình 3,9 - 4,2 m, trong khi đó, phần diện tích dành làm cầu thang lại muốn giảm tối thiểu vì sợ thu hẹp diện tích phòng.

Chiếu nghỉ và chiếu tới

Nhiều người lầm tưởng chiếu nghỉ là khoảng nối giữa hai đợt thang, nhưng thực ra đó là từ chỉ những vị trí đợt thang bằng phẳng, để làm "chiếu" nghỉ chân. Nếu cầu thang chỉ có bậc lên liên tiếp là cầu thang không có chiếu nghỉ, bạn sẽ có cảm giác mỏi khi di chuyển. "Chiếu" nghỉ ở cầu thang có thể ở giữa thang nếu một đợt thang quá dài (như các công trình công cộng nhà hát, trường học...), mà cũng có thể ở giữa hai đợt thang. Lên cao 8-10 bậc, nên có một chiếu nghỉ làm cho người đi lên được nghỉ chân vài nhịp sau loạt bước liên tục, tạo cảm giác thoải mái. Chiếu tới thông thường là hành lang, nơi bậc thang cuối cùng gặp sàn. Chiếu tới này nhất thiết phải có bề ngang dài bằng hai lần chiều rộng bản thang và không nên làm bậc. Chiếu tới rộng rãi làm sảnh đón của tầng, có thể đặt đôi ba ghế ngồi chơi. Đây có thể là không gian thư giãn chung cho cả tầng, nếu kết hợp với giếng trời thông thoáng. Đối với những cầu thang một đợt, để không bị "cụng đầu", khoảng cách từ bậc thang tới dầm hoặc sàn tầng trên tối thiểu là 2,6 m. 

Cau thang kinh giup nha thong thoang

Có nhiều kiểu cầu thang nên cũng có những vật liệu làm cốt (khung) và vật liệu hoàn thiện khác nhau. Phổ biến nhất hiện nay là thang bằng bê tông cốt thép. Một mặt phẳng bê tông tạo dốc, sau đó chia bậc bằng gạch.
Phần vật liệu hoàn thiện, có thể là mặt gỗ, đá, granito đổ tại chỗ hoặc đúc sẵn, tay vịn con tiện gỗ, inox hoặc sắt. Inox với ưu điểm luôn sáng bóng, đầy vẻ đẹp hiện đại cũng là một vật liệu được ưa chuộng. Kết hợp giữa gỗ và đá hay gỗ và gạch cũng là một ý tưởng hay. Mặt bậc đá cầu thang để chống trượt cần xẻ rãnh hoặc đặt thêm một vài gioăng đồng vừa làm đẹp cho cầu thang.
Thang trong nhà cổ thường bằng gỗ hoàn toàn. Mặt bậc, cổ bậc được ghép mộng, kín khít mà không cần dùng đến một chiếc đinh nào. Góc thang hẹp, từng bậc thang lượn theo tiêu chiếu nghỉ rất mềm mại và linh hoạt, hơn hẳn các loại thang bê tông cốt thép. Kiểu bậc thang gỗ thưa thoáng không có tấm đứng cũng tạo nên điểm nhấn cho ngôi nhà. Thang gỗ thoáng thường ở vị trí có thể uốn lượn dẫn từ tầng 1 lên tầng lửng hoặc lên tầng thượng rất điệu đà. Một kiểu cách gần gũi với thang gỗ là thang sắt, gọi chung là thang kim loại. Có loại bằng gang và sắt đúc, rất tinh tế như những mảng phù điêu chạm lộng. Những thanh lan can bằng gang rất nhiều chi tiết tinh xảo ngày nay chỉ còn trong hoài tưởng. Lan can bằng thép hộp hay thép dẹt với muôn vàn kiểu tổ hợp, sơn màu đa dạng, cũng tạo nên vẻ đẹp không bao giờ cũ. Kiểu cầu thang hiện đại có tay vịn gỗ, thành lang can là tấm kim loại hoặc tấm kính rất sang trọng và khỏe khoắn.

Cau thang dang toi gian


Cầu thang với những hình khối sinh động và chất liệu đẹp còn là yếu tố trang trí nên nhiều người thích phô trương cầu thang ra các vị trí đẹp ở phòng khách. Trong những ngôi nhà nhỏ, người ta tìm cách tận dụng không gian trống dưới gầm thang tầng 1 cho việc chứa đồ. Hệ thống tủ kệ nhiều ngăn, cánh cửa mở hoặc đẩy ngang, tạo ra hình khối đẹp cho cầu thang. Nhà rộng, gầm cầu thang có thể chỉ dùng cho mục đích trang trí với các tiểu cảnh như sỏi cuội, cây cảnh... Cầu thang uốn lượn, mềm mại trong góc phòng nói lên sự kín đáo của chủ nhân. Chủ nhân mạnh mẽ, quyết đoán, cầu thang có thể "nghênh ngang" ngự trị ngay mặt chính của ngôi nhà.

Hãy liên hệ với chúng tôi để bạn có cơ hội làm đẹp ngôi nhà của chính mình
CÔNG TY CỔ PHẦN 1888 HÀ NỘI
Trụ sở chính: Số 2 ngách 2 ngõ 38, Quang Trung, La Khê, Hà Đông, Hà Nội
Email: 1888hanoi@gmail.com
Mobile: 0936 344 628 - 0987 238 691
Chuyên cung cấp và thi công những sản phẩm kính an toàn đảm bảo về chất lượng, đa dạng về chủng loại, tính năng sử dụng linh hoạt…

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét